Tetracaine

Tetracaine
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiPontocaine, Ametop, Dicaine, others
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682640
Dược đồ sử dụngdạng bôi
Mã ATC
  • C05AD02 (WHO) D04AB06 (WHO)
    N01BA03 (WHO)
    
    S01HA03 (WHO)
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • Nói chung: ℞ (Thuốc kê đơn)
Dữ liệu dược động học
Liên kết protein huyết tương75.6
Các định danh
Tên IUPAC
  • 2-(dimethylamino)ethyl 4-(butylamino)benzoate
Số đăng ký CAS
  • 94-24-6
    136-47-0 (hydrochloride)
PubChem CID
  • 5411
DrugBank
  • DB09085 ☑Y
ChemSpider
  • 5218 ☑Y
Định danh thành phần duy nhất
  • 0619F35CGV
KEGG
  • D00551 ☑Y
ChEBI
  • CHEBI:9468 ☑Y
ChEMBL
  • CHEMBL698 ☑Y
Phối tử ngân hàng dữ liệu protein
  • TE4 (PDBe, RCSB PDB)
ECHA InfoCard100.002.106
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC15H24N2O2
Khối lượng phân tử264.363 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
  • Hình ảnh tương tác
SMILES
  • O=C(OCCN(C)C)c1ccc(NCCCC)cc1
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C15H24N2O2/c1-4-5-10-16-14-8-6-13(7-9-14)15(18)19-12-11-17(2)3/h6-9,16H,4-5,10-12H2,1-3H3 ☑Y
  • Key:GKCBAIGFKIBETG-UHFFFAOYSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Tetracaine, còn được gọi là amethocaine, là một thuốc gây tê cục bộ được sử dụng để làm tê tại vùng mắt, mũi hoặc cổ họng.[1] Chúng cũng có thể được sử dụng trước khi bắt đầu tiêm tĩnh mạch để giảm thiểu đau đớn mang lại.[2] Thông thường, thuốc được sử dụng bằng cách bôi (dạng lỏng) lên khu vực cần tác dụng.[1] Các hiệu ứng thường sẽ xuất hiện sau khi sử dụng là 30 giây ở vùng mắt và kéo dài trong ít hơn 15 phút.[1]

Tác dụng phụ thường gặp có thể có như sẽ rát một thời gian ngắn tại khu vực sử dụng.[1] Phản ứng dị ứng có thể xảy ra nhưng không thường xuyên.[1] Sử dụng lâu dài thường không được khuyến cáo vì nó có thể làm chậm sự hồi phục của mắt. [1] Mức độ an toàn nếu sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai vẫn là chưa rõ ràng.[1] Tetracaine thuộc nhóm thuốc gây tê tại chỗ loại ester.[3] Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn việc gửi xung thần kinh nhờ chặn kênh calci.[1]

Tetracaine được cấp bằng sáng chế vào năm 1930 và được sử dụng vào năm 1941.[4] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[5] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 1,34-1,63 USD cho một chai 10 ml.[6] Tại Vương quốc Anh, dạng thuốc nhỏ mắt có giá tại NHS là khoảng 0,49 pound mỗi liều.[2]

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g “Tetracaine”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ a b British national formulary: BNF 69 (ấn bản 69). British Medical Association. 2015. tr. 769, 897. ISBN 9780857111562.
  3. ^ WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 437. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ Fischer, Janos; Ganellin, C. Robin (2006). Analogue-based Drug Discovery (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 475. ISBN 9783527607495. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “Tetracaine”. International Drug Price Indicator Guide. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.