Hậu phương

Hậu phương là phần lãnh thổ phía sau của một quân đội, cung cấp khả năng hậu cần chiến đấu[1] cho lực lượng quân đội đó trong chiến tranh.[2] Hậu phương trái ngược với tiền tuyến nhưng không phải là vùng xa với chiến tranh. Trong chiến tranh nhiều vùng hậu phương của một đạo quân luôn chịu sự tấn công dữ dội của quân đội thù địch.[3]

Tầm quan trọng

Hậu phương có tầm quan trọng rất lớn đối với tiền tuyến, được xem là quyết định thành bại của cuộc chiến tranh. Hậu phương thể hiện mối quan hệ giữa nhiều phương diện với chiến tranh, mà trước hết là mối liên hệ giữa kinh tế-chiến tranh.[4] Không chỉ là chỗ dựa vật chất, hậu phương còn là chỗ dựa tinh thần của một quân đội.[3][4][5]

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, phe Việt Nam cộng hòa từng tuyên truyền việc sẽ tấn công miền Bắc, tấn công thẳng vào căn cứ hậu cần của phe Cộng sản hai miền.[6]

Thích ứng

Hậu phương cần được bảo vệ chắc chắn, là phần không tách rời với tiền tuyến.[4][7] Bối cảnh an ninh luôn thay đổi theo thời gian, trong đó có sự xuất hiện của các loại vũ khí công nghệ mới và cách thức tiến hành chiến tranh mới, không chỉ tiền tuyến mà cả hậu phương cũng dần phát triển, thay đổi để thích ứng với các điều kiện chiến tranh mới.[4][8]

Xem thêm

  • Cổng thông tin Quân sự

Tham khảo

  1. ^ Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống Mĩ... 2005, tr. 388.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFHậu_phương_lớn,_tiền_tuyến_lớn_trong_kháng_chiến_chống_Mĩ...2005 (trợ giúp)
  2. ^ Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống Mĩ... 2005, tr. 151.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFHậu_phương_lớn,_tiền_tuyến_lớn_trong_kháng_chiến_chống_Mĩ...2005 (trợ giúp)
  3. ^ a b Nguyễn Như Huyền (ngày 6 tháng 12 năm 2011). “Xây dựng hậu phương chiến lược trong thời kỳ mới – mấy vấn đề đặt ra”. tapchiqptd.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ a b c d Nguyễn Thị Hằng (ngày 25 tháng 7 năm 2022). “Hậu phương quân đội và xây dựng hậu phương quân đội trong tình hình mới”. qdnd.vn. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ Quang Huy (ngày 19 tháng 4 năm 2019). “Hậu phương vững chắc của người lính trẻ”. baoquankhu7.vn. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ Nguyễn Công Khanh 2006, tr. 478.
  7. ^ Tập chí quân đội nhân dân 1986, tr. 29.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFTập_chí_quân_đội_nhân_dân1986 (trợ giúp)
  8. ^ Võ Minh Lương (ngày 26 tháng 7 năm 2022). “Toàn quân thực hiện tốt chính sách Quân đội và hậu phương Quân đội trong tình hình mới”. tapchiqptd.vn. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.[liên kết hỏng]

Sách

  • Nguyễn Công Khanh (2006). Lịch sử báo chí Sài gòn-TP. Hồ Chí Minh, 1865-1995. Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, 1954-1975. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. 2005.

Tạp chí

  • “Tập chí quân đội nhân dân, Số phát hành 351-359”. Tổng Cục Chính Trị. 1986. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)

Đọc thêm

  • Bàn về mối liên hệ giữa kinh tế, hậu phương với chiến tranh, quân đội và quốc phòng. Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân. 1977.
  • TS Hoàng Thị Phương (ngày 28 tháng 7 năm 2020). “Hậu phương lớn trong các cuộc kháng chiến”. baothanhhoa.vn.