Dundasit

Dundasit
Dundasit và Crocoit ở Dundas, Tasmania. Kích thước 5mm.
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật cacbonat
Công thức hóa họcPbAl2[(OH)2|CO3]2 • H2O
Hệ tinh thểTháp đôi trực thoi H-M (2/m 2/m 2/m) Nhóm không gian: Pbmm
Nhận dạng
MàuTrắng đến xanh lam rất nhạt;
không màu khi ánh sáng truyền qua
Dạng thường tinh thểTinh thể hình kim
Cát khaiHoàn toàn theo {010}
Độ cứng Mohs2
ÁnhThủy tinh đến ánh tơ
Màu vết vạchtrắng
Tính trong mờTrong suốt
Tỷ trọng riêng3,10 – 3,55
Thuộc tính quangHai trục (-)
Chiết suấtnα = 1,603 nβ = 1,716 nγ = 1,750
Khúc xạ képδ = 0,147
Góc 2VĐo: 30° đến 40°, tính: 54°
Tham chiếu[1][2][3]

Dundasit là một khoáng vật carbonat-nhôm-chì, đây là một khoáng vật hiếm. Tên gọi của nó được đặt theo tên địa phương Dundas, Tasmania, Australia.[1] Khoáng vật này được phát hiện đầu tiên ở mỏ Adelaide Proprietary[4]. Dundasit được William Frederick Petterd miêu tả năm 1893.[5]

Dundasit là một khoáng vật thứ sinh không phổ biến có mặt trong đới oxy hóa của quặng chì.[2] Nó thường mọc che kín crocoit. Nó cũng có thể bị cerussit màu vàng mọc phủ lên.[4] Nó có thể liên quan với cerussit, plattnerit, azurit, malachit, pyromorphit, mimetit, beudantit, duftit, crocoit, gibbsit, allophan và limonit.[2]

Tham khảo

Tư liệu liên quan tới Dundasite tại Wikimedia Commons

  1. ^ a b http://www.mindat.org/min-1330.html Mindat
  2. ^ a b c http://rruff.geo.arizona.edu/doclib/hom/dundasite.pdf Handbook of Mineralogy
  3. ^ http://www.webmineral.com/data/Dundasite.shtml Webmineral data
  4. ^ a b Bottrill, Ralph (ngày 12 tháng 4 năm 2009). “Dundasite”. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
  5. ^ “Volume 14”. The Mineralogical magazine and journal of the Mineralogical Society. Great Britain: Mineralogical Society. 1965.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến địa chất học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s